Tìm kiếm
Đóng khung tìm kiếm này.

Xuất hiện xe chữa cháy cỡ nhỏ tại Việt Nam, giá bán từ 1 tỉ đồng

Thay vì phụ thuộc xe chữa cháy cỡ lớn, nhập khẩu thì nay doanh nghiệp Việt Nam đã tổ chức sản xuất lắp ráp loại xe bán tải cỡ nhỏ, linh động vào ngõ hẻm các đô thị lớn để tiếp cận nhanh đám cháy. Giá bán từ 1 – 1,2 tỉ đồng/chiếc.

Xuất hiện xe chữa cháy cỡ nhỏ tại Việt Nam sẽ được bán thương mại kể từ tháng 7-2024

Mới lạ với xe chữa cháy cỡ nhỏ lần đầu có tại Việt Nam
Doanh nghiệp chuyên sản xuất, lắp ráp xe tải, ông Trần Vĩnh Hà – chủ tịch kiêm tổng giám đốc Vĩnh Phát Motors (TP.HCM) – bất ngờ tung ra loại xe khá đặc biệt, đó là xe bán tải cabin kép (pick up) chữa cháy đầu tiên tại Việt Nam.

Loại xe này có tên là SANDEUR S-100. Thiết kế xe nhỏ gọn, chiều rộng hơn 1,8m, chiều dài 5,8m (riêng thùng xe dài 2m), tổng trọng tải 3.490kg và có thể chở được 5 người cùng các thiết bị chữa cháy.

Không chỉ cung cấp cho các đơn vị chữa cháy chuyên nghiệp thuộc lực lượng công an phòng cháy chữa cháy các tỉnh thành, xe chữa cháy Pickup S.100 còn hướng đến phục vụ nhu cầu chữa cháy bán chuyên hoặc tư nhân – Ảnh: CÔNG TRUNG

S-100 được trang bị đầy đủ các thiết bị chữa cháy cơ bản như bơm nước, bình nước, bình bọt, lăng phun… cùng các thiết bị cứu nạn, cứu hộ. Xe sử dụng động cơ Isuzu Nhật Bản, kết hợp với hệ dẫn động 4 bánh.

Các quy định, tiêu chuẩn về phòng chống chữa cháy, đặc biệt là xe chữa cháy rất nghiêm ngặt. Do đó, Công ty Vĩnh Phát Motors thay đổi, cải tiến liên tục trong vòng hai năm mới hoàn tất được thủ tục.

Xe được thử nghiệm thực tế tại Trung tâm Thực nghiệm, Cục Công nghiệp an ninh và Cục Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an) là xe ô tô chữa cháy cỡ nhỏ duy nhất tuân thủ theo các quy định hiện hành.

Pickup S.100 được lắp đặt PTO để sử dụng cho máy bơm chữa cháy. Máy bơm có thể hoạt động nhờ thùng dầu lớn của xe tới 100 lít.

Đồng thời có cấu tạo như các xe chữa cháy thông thường với trang bị loại bơm (tùy chọn phiên một hoặc hai bơm), lưu lượng bơm 20 lít/giây (1.200 lít/phút), xe téc nước, téc Foam và lăng phun có thể phun xa tới 50 – 60 mét.

Ngoài ra, trên xe cũng bố trí đầy đủ các thiết bị cứu nạn, cứu hộ.

Xe bán tải SANDEUR được sản xuất, lắp ráp hoàn toàn trong nước từ linh kiện rời của Hãng Isuzu Nhật Bản và các chi tiết nội địa hóa – Ảnh: CÔNG TRUNG

Ông Hà cho biết phải mất 2 năm thay đổi thiết kế, trang thiết bị, vật dụng, cấu hình xe theo quy định khắt khe của cơ quan chức năng.

Loại xe này khá đặc biệt và lần đầu xuất hiện bản thương mại tại Việt Nam, do doanh nghiệp Việt cung ứng. Hiện nay, phương tiện chữa cháy cỡ nhỏ tại Việt Nam gần như không có.

Trong khi đó nhu cầu chữa cháy ở các đô thị lớn rất cần trang bị loại xe này để di chuyển “vào tận ngõ” để tiếp cận chữa cháy ban đầu. Với nhà cửa, ngõ hẻm hẹp, xe chữa cháy lớn khó tiếp cận tức thì, nên nhu cầu xe chữa cháy cỡ nhỏ được nhìn nhận là cần thiết.

Trong buổi lễ công bố loại xe chữa cháy cỡ nhỏ này, đại tá Phạm Văn Hiệu – phó cục trưởng Cục Công nghiệp an ninh (Bộ Công an) – khẳng định xe chữa cháy mini Pickup S.100 là mẫu xe đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp chứng nhận, do đó mọi người dân đều có thể sử dụng.

Ngoài các đơn vị chữa cháy chuyên nghiệp, các tổ dân phố, các doanh nghiệp, kể cả các trang trại, nhà xưởng sản xuất đều có thể sở hữu và sử dụng loại xe này.

Bài viết khác:

Cần Thơ: Tỷ lệ cấp kết quả giải quyết thủ tục hành chính điện tử đạt 73,96%

VTS – (ĐNA). Từ đầu năm 2024 đến nay, các nhiệm vụ cải cách hành chính, chuyển đổi số và Tổ công tác Đề án 06 (Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030) được TP Cần Thơ triển khai đảm bảo tiến độ đề ra. Theo Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số và Đề án 06 TP Cần Thơ, trong 6 tháng đầu năm 2024, công tác chuyển đổi số của thành phố đã đạt và vượt 19/23 chỉ tiêu trong 6 tháng đầu năm 2024. Nhiều nền tảng phục vụ phát triển chính quyền số phục vụ người dân, doanh nghiệp được triển khai hiệu quả. Thành phố thành lập 607 Tổ công nghệ số cộng đồng đến cấp xã

Nhiều nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu quốc tế tham dự IEEE CAMA Đà Nẵng – Việt Nam 2024

VTS- (ĐNA). Ngày 9/10/2024, tại Đà Nẵng, hội nghị quốc tế IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers / Hội Kỹ sư Điện và Điện tử), về Đo lường và Ứng dụng Antenne (Conference on Antenna Measurements and Applications – CAMA, (IEEE CAMA 2024) đã chính thức khai mạc. IEEE CAMA 2024 là sự kiện học thuật quốc tế, do các thành viên gồm Đại học Đà Nẵng; Viện công nghệ quốc tế DNIIT – Đại học Đà Nẵng; Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam); Đại Côte d’Azur (Cộng hòa Pháp), Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), phối hợp tổ chức. Hội IEEE Antenne và Truyền sóng (IEEE AP-S) tài trợ về mặt kỹ thuật và tài chính, Hiệp hội Kỹ thuật Đo lường Anten (AMTA) cùng là nhà đồng tài trợ kỹ thuật.   Tham

“Ngày Vi mạch bán dẫn Đà Nẵng” – Những lợi thế của Trung tâm vi mạch bán dẫn đầu tiên tại miền Trung Việt Nam

VTS – (ĐNA). Ngày 30/8/2024, tại Cung hội nghị Quốc tế Ariyana Đà Nẵng, đã diễn ra sự kiện “Ngày Vi mạch bán dẫn Đà Nẵng năm 2024” lần thứ nhất. Sự kiện cũng là Ngày Vi mạch bán dẫn đầu tiên được tổ chức ở địa bàn miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ông Nguyễn Văn Quảng cho biết, từ nay, Ngày 30 tháng 8 hằng năm, sẽ là Ngày Vi mạch bán dẫn Đà Nẵng. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cũng cho biết, ông vừa được tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ, công nhận Khu công viên phần mềm số 2 Đà Nẵng là Khu công nghệ thông tin tập trung. Tầm nhìn xa hơn, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, Đà Nẵng sẽ có thêm nhà ga hàng

Bài 1: Chuyển đổi số ở một phường ngoại ô Đà Nẵng

VTS – (ĐNA). An Khê (Quận Thanh Khê), là phường ngoại ô của thành phố Đà Nẵng, đặc thù cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại, dịch vụ – công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Phần lớn người dân buôn bán nhỏ lẻ,  chủ yếu là lao động phổ thông. Bắt tay vào chuyển đổi số, Phường gặp không ít khó khăn, môi trường thực thi gặp khá nhiều hạn chế. Nhiều người dân vẫn muốn gặp cán bộ hướng dẫn và nhận kết quả trực tiếp, theo cách giao dịch truyền thống, chưa quen với tiếp cận, sử dụng điện thoại thông minh, thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến. “Đã vậy, vấn đề an toàn trong sử dụng điện thoại thông minh, kết nối vào môi trường mạng, còn gặp những chuyện như tìm cách khai thác thông tin của người dùng, nhất là tài

VTS cung cấp giải pháp xác thực Căn cước công dân gắn chíp tới Ngân hàng Bắc Á

(ĐNA). VTS đồng hành cùng Gtel CTS trong việc cung cấp giải pháp xác thực Căn cước công dân gắn chip cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á (BaB). Thực hiện công nghệ thông tin trong các dịch vụ tư vấn, thiết kế và triển khai hệ thống xác thực hiện đại, đảm bảo tính chính xác và bảo mật cao trong quá trình xác thực danh tính khách hàng. Với giải pháp này, Ngân hàng Bắc Á nâng cao được hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình làm việc và mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Với sự thành công của dự án này, VTS khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu khắt khe của các tổ chức tài chính. Giải pháp xác thực Căn cước công dân

Nguồn nhân lực công nghệ số Việt Nam ngày mai với các tham chiếu nguồn nhân lực công nghệ thông tin hiện tại

(Đà Nẵng). Chiều ngày 20/7/2024, tại Đà Nẵng, đã diễn ra hội thảo “Đào tạo nhân lực công nghệ số đáp ứng nhu cầu thị trường lao động Việt Nam và thế giới” do Đại học Duy Tân phối hợp với Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin – Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), Hội Tin học Việt Nam, Câu lạc bộ Khoa-Trường- Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam (FISU Việt Nam), Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng tổ chức . Từ khái niệm đến yêu cầu tiếp cận để “giúp Việt Nam bứt phá và vươn lên tầm cao” Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã xác định: “Ưu tiên xây dựng